Tiếp nối các bài viết về nội dung làm quen với Banana Pi, bài viết này sẽ trình bày một số nội dung trong cách quản trị Banana Pi như sau:
1. Xác định địa chỉ IP và tên máy chủ
2. Kết nối qua SSH trên Windows bằng PuTTY
3. Kết nối qua SSH trên các hệ thống Unix-like
Việc quản trị Banana Pi là một nhiệm vụ tương đối khó vì phải xem xét nhiều yếu tố. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ từng bước hướng dẫn các nội dung để quản trị mạng. Trước hết bắt đầu bằng cách kết nối với Banana Pi qua shell từ xa để quản lý Banana Pi từ một máy tính khác qua mạng. Phương pháp này giúp người dùng có thể dễ dàng làm việc với thiết bị vì không phải gắn trực tiếp bàn phím và màn hình vào Banana Pi.
Vì máy chủ OpenSSH được mặc định cấu hình trên hầu hết các Hệ điều hành dựa trên Linux cho Banana Pi, do đó chỉ cần cài đặt và định cấu hình client SSH trên máy tính cá nhân để kết nối với Banana Pi từ xa.
1. Xác định địa chỉ IP và tên máy chủ
Muốn kết nối với Banana Pi qua mạng thì cần biết địa chỉ IP hoặc tên máy chủ của thiết bị. Để tìm địa chỉ IP và tên máy chủ của Banana Pi, cần có các thành phần sau:
– Một Banana Pi chạy hệ thống Linux được kết nối mạng.
– Thẻ nhớ được định cấu hình có chứa hệ điều hành Linux
– Bàn phím, chuột và màn hình gắn vào Banana Pi
Thực hiện các bước sau để xác định địa chỉ IP:
1. Khởi động Banana Pi.
2. Khởi động một ứng dụng cửa sổ lệnh như LXTerminal.
3. Nhập lệnh ifconfig sau:
$ ifconfig eth0
Khi đó sẽ xuất ra tất cả thông tin về thiết bị Ethernet (eth0), bao gồm địa chỉ IP, subnet mask, địa chỉ MAC và một số thông tin bổ sung.
Địa chỉ IP là giá trị sau inet addr: XXX.XXX.XXX.XXX (ví dụ: 192.168.0.2).
Cần phân biệt inet addr (IPv4) với inet6 addr (IPv6). Bài viết này sẽ chỉ sử dụng địa chỉ IPv4.Ngoài ra, có thể tìm ra địa chỉ IP được gán cho Banana Pi bằng cách sử dụng tiện ích cấu hình bộ định tuyến.
Để xác định tên máy chủ của Banana Pi, nhập lệnh sau:
$ hostname
Xác định tên máy chủ của Banana Pi bằng cách xem ở đầu dòng lệnh- định dạng bananapi @lemaker mặc định: bananapi là người dùng và lemaker là hostname (tên máy chủ).
Đầu ra của lệnh ifconfig và lệnhhostname như sau:

Trong ví dụ, chúng tôi sử dụng địa chỉ IP 192.168.178.37 (đã được gán cho Banana Pi của bộ định tuyến) để kết nối với Banana Pi thông qua SSH trong các bước tiếp theo.
Đến đây, đã xác định được địa chỉ IP và tên máy chủ của Banana Pi.
Cách thức hoạt động:
Lệnh ifconfig để cấu hình giao diện mạng theo cách thủ công. Có nhiều tham số khả thi thể sử dụng với ifconfig. Nếu dùng lệnh ifconfig mà không có tham số, nó sẽ xuất ra một danh sách thông tin tất cả mạng giao diện mà hệ thống nhận biết. Nếu nhập ifconfig trước tên của adapter thì sau đó chỉ thấy thông tin về giao diện này.
Ngoài ra, không nhất thiết cần địa chỉ IP thực của Banana Pi vì mọi thiết bị kết nối mạng cũng có tên máy chủ, tên này xác định thiết bị thông qua tên bên ngoài địa chỉ IP. Xác định tên máy chủ của Banana Pi bằng cách xem đầu dòng lệnh hoặc sử dụng lệnh tên máy chủ. Vì vậy, có thể kết nối với Banana Pi qua tên máy chủ lemaker hoặc địa chỉ IP nếu bộ định tuyến hỗ trợ phân tích tên máy chủ thành địa chỉ IP của clients.
Ví dụ dưới đây sử dụng ứng dụng terminal để nhập các lệnh trước, terminal này cung cấp giao diện dòng lệnh (CLI) cho phép người dùng truy cập trực tiếp vào các chương trình và dịch vụ của hệ điều hành. Trong hệ thống Linux, CLI gọi là shell, trên thị trường có rất nhiều shell trong đó shell mặc định trên hầu hết các hệ điều hành Unix-like được gọi là Bourne again shell (Bash).
Bash có tính năng tự động hoàn thành. Nếu nhấn phím Tab sau khi viết lệnh thì lệnh đó được thực hiện. Ví dụ, nhấn Tab sau khi nhập ifco, Bash sẽ hoàn thành lệnh ifconfig.
Nếu chỉ trích xuất thông tin địa chỉ IP (gồm quảng bá và subnet mask) thì có thể mở rộng lệnh ifconfig như sau:
$ ifconfig eth0 | grep "inet addr"

Sử dụng ký tự (còn gọi là đường ống) để chuyển tiếp toàn bộ đầu ra của lệnh ifconfig tới chương trình khác tên là grep. Đường ống là phương pháp tốt để kết hợp các lệnh bằng cách chuyển hướng đầu ra tiêu chuẩn (stdout) từ lệnh trước đến đầu vào tiêu chuẩn (stdin) của lệnh tiếp theo, giống như cách đường ống vận chuyển dầu. Grep là công cụ mạnh mẽ sử dụng để tìm kiếm các dòng văn bản (chuỗi) trong tệp hoặc từ tiêu chuẩn đầu vào.
2. Kết nối qua SSH trên Windows bằng PuTTYP
Để kết nối Banana Pi từ xa sử dụng ứng dụng nguồn mở PuTTY cần có các thành phần sau:
– Hệ điều hành Linux đã khởi động trên Banana Pi được kết nối mạng.
– Ứng dụng PuTTY trên Windows PC được kết nối mạng.
Để kết nối với Banana Pi qua SSH trên Windows, thực hiện các bước sau:
1. Chạy putty.exe.
2. Bạn sẽ thấy hộp thoại PuTTY Configuration.
3. Nhập địa chỉ IP của Banana Pi và để Port là số 22.

Một số bộ định tuyến hỗ trợ DHCP có địa chỉ đặt trước tính năng do đó có thể gán địa chỉ IP mong muốn cho Banana Pi.
4. Click vào Open. Một cửa sổ lệnh mới sẽ xuất hiện và cố gắng kết nối với Banana Pi.
5. Khi kết nối với Banana Pi lần đầu tiên, sẽ xuất hiện báo động bảo mật PuTTY. Cửa sổ PuTTY Security Alert như sau:

6. Clik Yes.
7. Xuất hiện yêu cầu nhập thông tin đăng nhập. Sử dụng tên người dùng mặc định bananapi và mật khẩu bananapi.
Sau khi hoàn thành, bạn đã vào được shell Banana Pi. Khi đó có thể truy cập qua SSH bằng PuTTY trên Windows

Để thoát SSH, dùng lệnh exit hoặc nhấn Ctrl + D.
Cách thức hoạt động
PuTTY là một trình giả lập Terminal mã nguồn mở (tty) xử lý một số giao thức mạng, bao gồm SSH và Telnet. Giao thức Telnet cung cấp một cửa sổ lệnh từ xa tương tác qua kết nối TCP. Tuy nhiên, trong Telnet, mọi thông tin đều được gửi qua một kênh không được mã hóa (bao gồm cả dữ liệu đăng nhập của người dùng), do đó dễ bị tấn công trên mạng, đặc biệt từ Internet.
SSH( Shell an toàn) là một giao thức mạng cung cấp các kết nối từ xa tới một cửa sổ lệnh ảo. Trong giao thức này, mọi loại thông tin truyền và nhận đều được mã hóa.
Có một số tùy chọn khi tải PuTTY từ trang web, hoặc chỉ cần tải putty.exe hoặc chọn một file ZIP chứa tất cả các tiện ích PuTTY. Ngoài ra, trên web có sẵn một trình cài đặt. Nên chọn file ZIP cũng chứa ứng dụng PuTTYgen để cải thiện bảo mật bằng cách sử dụng các khóa SSH. Hơn nữa, có thể lưu tên máy chủ hoặc địa chỉ IP, bao gồm tên người dùng được chọn, như một session đã lưu trong cấu hình PuTTY.
1. Điều hướng đến Connection/Data ở bên phải của tùy chọn Category
2. Nhập username mong muốn (bananapi theo mặc định) vào trường văn bản username đăng nhập tự động.
3. Chuyển trở lại Session ở bên phải Category.
4. Nhập tên máy chủ hoặc địa chỉ IP vào trường văn bản thích hợp.
5. Nhập tên tùy ý cho session đã lưu vào trường văn bản bên dưới Saved Sessions.
6. Click vào Save.
Khi đó dễ dàng truy cập Banana Pi những lần sau khi khởi động PuTTY bằng cách click đúp vào tên của session đã lưu.
Nếu cài đặt một image mới cho Banana Pi, nó sẽ tạo một khóa máy chủ SSH mới, nghĩa là bạn sẽ thấy một cảnh báo bảo mật mới khi cố gắng kết nối với Banana Pi đã cài đặt. Bỏ qua cảnh báo bằng cách click vào Yes.
PuTTY là ứng dụng miễn phí cho Telnet và SSH trên các nền tảng Windows và Unix, thông tin tại http://www.chiark.greenend.org. uk/~sgtatham/putty/.
3. Kết nối qua SSH trên các hệ thống Unix-like
Trong phần này sẽ thực hiện kết nối với Banana Pi bằng SSH trên Linux hoặc hệ điều hành Unix-like khác như Mac OS X hoặc FreeBSD.
Trước tiên, cần có các thành phần sau:
– Hệ điều hành Linux đã khởi động trên Banana Pi được kết nối mạng.
– Một PC hoặc Mac chạy hệ điều hành Unix-like đã cài đặt ứng dụng OpenSSH và kết nối mạng.
Để kết nối với Banana Pi, thực hiện các bước sau:
1. Mở một chương trình terminal tùy ý của hệ điều hành.
2. Nhập lệnh ssh sau vào shell:
$ ssh -l bananapi 192.168.178.37
Ở đây cần địa chỉ IP chính xác hoặc tên máy chủ của Banana Pi. Trong lệnh trước đã sử dụng địa chỉ IP đích của Banana Pi đã xác định trước.
3. Khi cố gắng kết nối lần đầu tiên, nhập Yes và click Enter.
4. Bạn sẽ nhận được yêu cầu nhập mật khẩu của người dùng bananapi cũng là bananapi mặc định.
Sau đó, bạn sẽ thấy shell của Banana Pi trên ứng dụng Terminal.
Hình ảnh dưới đây mô tả thông tin đăng nhập SSH vào Banana Pi từ một PC Linux chạy ứng dụng xfce4-terminal:

Cách thức hoạt động
Trên hầu hết các hệ thống Unix-like, mặc định là có thể kết nối với các máy chủ SSH từ xa vì thường đã cài đặt chương trình client SSH yêu cầu. Chương trình đó yêu cầu ít nhất một địa chỉ IP đích hoặc tên máy chủ. Thêm trước tham số -l (login) để chọn user mong muốn. Nếu bạn không nhập user để đăng nhập, user cục bộ sẽ chọn (rel).
Rút ngắn lệnh bằng lệnh sau:
$ ssh username@host
Hầu hết các cài đặt client SSH trên hệ điều hành Unix-like đều có thể đọc một cấu hình tùy chọn để áp dụng các tham số cho máy chủ mong muốn. Nếu bạn nối cấu hình sau đến tệp ~ / .ssh / config (cần tạo nếu chưa có), bạn có thể kết nối với Banana Pi một cách dễ dàng thông qua ssh banana.
Host banana
HostName 192.168.178.37
User bananapi
Thay thế địa chỉ IP sau HostName bằng địa chỉ IP chính xác của Banana Pi hoặc tên máy chủ. Chọn tên sau Host (banana ở ví dụ trước). Mỗi máy chủ được định cấu hình phải có một tên riêng. Ngoài ra, có thể thêm nhiều tham số khác vào cấu hình máy chủ.
Các trang thủ công của client SSH mặc định trên hầu hết hệ thống Unix-like và cấu hình:
$ man ssh
$ man ssh_config
Biên soạn: Bắc Đặng
Để cập nhật tin tức công nghệ mới nhất và các sản phẩm của công ty AIoT JSC, vui lòng truy cập link: http://aiots.vn hoặc linhkienaiot.com